Ngày đăng: 04:00 PM 26/05/2021 - Lượt xem: 1074
Internet đang phát triển như vũ bão, nhà nhà dùng net, và mọi nơi đều có internet. Tôi dám chắc rằng, nếu 1 tuần bạn không ăn sáng, bạn vẫn ok, nhưng nếu trong 2 ngày bạn không có internet thì không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra. Và internet đã đi vào cuộc sống, đó là thói quen hàng ngày của mỗi người - Giao tiếp của chúng ta bây giờ là " internet ".
Việt Nam đứng thứ 18 thế giới về số người sử dụng internet, với 35,33% dân số VN đang sử dụng internet thì đó là con số lý tưởng cho một quốc gia phát triển thương mại điện tử ( TMĐT ).
Tại chủ đề này, với kinh nghiệm cá nhân, cũng như từng tiếp xúc với các DN đang hoạt động KD TMĐT tại Việt Nam thì mỗi nơi, mỗi doanh nghiệp đều có những nhận thức khác biệt, đúng, đủ, thiếu, sai lầm..Tôi chia sẻ với các bạn 13 quan điểm sai lầm cơ bản về TMĐT mà các DN Việt Nam thường mắc phải.
Nếu bạn bắt đầu có ý định tham gia vào lĩnh vực TMĐT thì với 13 quan điểm trên sẽ giúp bạn né tránh, nếu bạn đang hoạt động rồi sẽ giúp bạn khắc phục và thay đổi quan điểm của mình.
Với thời gian có hạn, tôi không thể phân tích sâu hết 13 quan điểm trên. Nhưng sau đây là một số vấn đề quan trọng tôi muốn chia sẻ cho các bạn.
Thương mại điện tử ra đời để đơn giản hóa quá trình mua sắm của khách hàng, thay vì đến tận nơi để chọn đồ thì bây giờ bạn chỉ cần ngồi nhà, nhấp chuột và thanh toán. Không còn gì phải bàn cãi về những tiện lợi mà thương mại điện tử mang lại, nhưng điều đó chỉ đúng khi bạn biết cách vận hành hệ thống giao dịch trên website của mình.
Giao dịch ảo nghĩa là từ khâu xem hàng, chọn hàng rồi thanh toán đều chỉ diễn ra trên màn hình máy tính, bạn không được “nhìn tận mắt, sờ tận nơi”, nên nếu trong quá trình bạn muốn sửa đổi đơn hàng sẽ gặp khó khăn khi hệ thống của website không được thiết kế thống nhất.
Công cụ vẫn chỉ là công cụ, chỉ có người dùng thông mình chứ không có công cụ thông minh. Hãy luôn nhớ điều đó!
Liên quan đến thương mại là liên quan đến những giao dịch cần trao đổi bằng tiền hoặc vật có giá trị tương đương, vì thế thanh toán luôn là khâu không thể thiếu. Trong thương mại điện tử, không bị giới hạn về không gian và thời gian nên việc thanh toán được mở rộng ra rất nhiều. Các website ngoài ứng dụng những phương thức thanh toán trực tuyến nội địa còn sử dụng có thanh toán toàn cầu như Paypal để tiện lợi cho khách hàng cả trong và ngoài nước.
Nhưng đừng vì thế mà ảo tưởng rằng website của mình đã có quy mô toàn cầu. Việc toàn cầu hóa website đòi hỏi nội dung, dịch vụ cung cấp bởi website phải mang tính toàn cầu cũng như nó phải kết hợp với một chiến lược marketing toàn cầu một cách hiệu quả.
Nhiều người chỉ nghĩ thương mại điện tử là một cái website mà thôi, có website bạn sẽ thúc đẩy được mọi hoạt động của mình, có website bạn sẽ bán được nhiều hàng hơn, có website doanh thu sẽ tăng nhanh chóng. Sai lầm! Hoàn toàn sai lầm với quan niệm ấy.
Doanh thu của một công ty phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ sản phẩm, thị trường, chiến lược kinh doanh đến những kế hoạch triển khai quảng bá, bán hàng. Website cũng chỉ là một công cụ trợ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, đơn giản hóa quá trình mua sắm để khách hàng cảm thấy tiện lợi hơn.
Môi trường mạng ảo có hàng trăm triệu người cùng truy cập một lúc, mức độ lan truyền tin tức cũng nhanh chóng mặt. Nhưng vì có quá nhiều nên để có một chỗ đứng riêng không hề đơn giản giữa những mối quan hệ ảo ấy. Đừng cho rằng chỉ cần bạn xây dựng một website rồi bỏ mặc một chỗ sẽ có người tự tìm đến với bạn.
Cũng giống như kinh doanh truyền thống, muốn người ta biết đến bạn thì bạn phải tự quảng bá chính mình. Trong thương mại điện tử có rất nhiều phương thức tiếp thị cho website, bạn có thể sử dụng các công cụ tối ưu hóa tìm kiếm của Google, chạy quảng cáo của facebook,….
Thực hiện chiến dịch marketing là cách tốt nhất để đưa website của bạn đến gần hơn với người dùng.
Quảng cáo trực tuyến thường mất khá ít chi phí, lại có rất nhiều cách khác nhau, vì thế các doanh nghiệp thực hiện liên tục và xuyên suốt. Nhưng nhiều người lại sợ rằng như thế sẽ bị coi là spam, là kẻ gây rối cho người khác trên môi trường mạng. Không nên có suy nghĩ đánh đồng như thế giữa quảng cáo tràn lan với quảng cáo đúng cách.
Khi lên một chương trình quảng cáo bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng mình muốn nhắm tới là ai, nội dung quảng cáo là gì và cách thức thực hiện ra sao. Như vậy bạn sẽ có một chiến lược cụ thể, mục tiêu rõ ràng, không bị coi là đang đi spam nữa.
Mời các bạn xem tiếp phần sau tại đây.