Ngày đăng: 10:37 AM 22/03/2021 - Lượt xem: 1030
Định giá sản phẩm trong hoạt động bán hàng là một việc tưởng chừng đơn giản này trên thực tế lại vô cùng phức tạp. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề này, hãy lắng nghe những kinh nghiệm quý báu từ phía chuyên gia để có quyết định kinh doanh đúng đắn nhất. Trước khi định giá sản phẩm hay dịch vụ do doanh nghiệp của bạn sản xuất ra, bạn cần tìm hiểu khách hàng nhận thức như thế nào về giá trị của sản phẩm đó. Thông thường, các ông chủ định giá sản phẩm hay dịch vụ dựa trên mức giá, thay vì cân nhắc xem khách hàng có sẵn lòng rút hầu bao hay không.
Điều tệ hơn là những doanh nghiệp xem giá cả là tín hiệu kinh doanh chỉ đơn thuần dựa trên mức giá mà các đối thủ cạnh tranh thường dễ dàng ấn định. Một cửa hàng bán xe đạp sẽ tăng giá sản phẩm lên 20% so với giá mua vào vì các cửa hàng khác cũng làm điều như vậy. Tương tự, phụ tùng xe đạp và quần áo đi kèm cũng tăng lần lượt 30 và 50%.
Trong cả hai ví dụ vừa nêu ra, các doanh nghiệp này đã không xem xét vấn đề giá cả sản phẩm một cách thấu đáo, và chắc chắn họ đã không tính đến vấn đề lợi nhuận, cũng như đang đặt mình vào nguy cơ mất đi những khách hàng tiềm năng bởi họ đã không hướng đến những khách hàng sẵn lòng chi tiền mua sản phẩm.
Hãy thử đối chiếu điều này với sản phẩm com-lê của hãng Brooks Brother thường có giá 150 đô la và com-lê của hãng Men’s Wearhouse. Ông chủ của hãng Brooks Brothers biết rõ khách hàng đánh giá cao thương hiệu của chuỗi cửa hàng này hơn là đối thủ Men’s Wearhouse. Những khách hàng không sẵn lòng chi ra 150 đô la dĩ nhiên không phải là mẫu khách hàng mà Brooks Brothers mong đợi.
Đó chính là cách thức của việc định giá sản phẩm thông minh: bạn cần biết rõ đối thủ của bạn là ai, họ đặt giá cho sản phẩm là bao nhiêu, sản phẩm hay dịch vụ của công ty bạn tốt hay kém hơn họ, từ đó cộng thêm hay trừ đi mức giá của các hãng cạnh tranh để ra giá mà bạn nên bán sản phẩm của hãng mình.
Đó là một công thức tương đối đơn giản, nhưng điều khiến bạn đau đầu là những tiểu tiết xung quanh nó. Dưới đây là một số gợi ý nho nhỏ mà bạn cần nhớ để công việc này trở nên dễ dàng hơn.
Trên đây là công thức định giá sản phẩm cơ bản và đơn giản nhất. Dành cho những người mới bắt đầu và chưa có kiến thức chuyên sâu về việc kinh doanh. Ngoài ra hiện nay còn có rất nhiều phương pháp định giá sản phẩm như: định giá xuất phát từ chi phí cho sản phẩm, định giá dựa theo sự cạnh tranh, định giá theo marketing,… mà mọi người có thể tìm hiểu và tham khảo.
Có người nói định giá sản phẩm là cả một nghệ thuật trong việc bán hàng, đây không phải là việc khó khăn nhưng cũng không hề đơn giản. Nếu bạn không chú trọng cho nó thì sẽ rất ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh sau này. Dù sao, khi mới bắt đầu, chúng ta có thể đi từ những bước đơn giản nhất, sau đó tích lũy dần kinh nghiệm để cải thiện bản thân hơn. Tôi hy vọng và chúc cho mọi người ngày càng thành công, buôn may bán đắt hơn nhé!